H!P Random Gif ~




Thank you for 10 wonderful years, Tanaka Reina
source: tumblr

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

[Vietsub + Kara] C-ute - Edo no temari uta II

C-ute - Edo no temari uta II
Link down: Mediafire 
Youtube
Telly
Airi close up ver - Edo no temari uta II 
Link down: Mediafire
Telly 

Tớ định làm sub bài này như 1 pj "nhẹ nhàng" vì bài hát khá ngắn + nhạc nhí nhảnh, nhưng khi dịch thì mới té ngửa, cái bài tuy ngắn nhưng cực kì khó dịch vì ý tứ lủng củng =.= ngay cả khi ngó sang bản eng thì tình hình cũng ko khá hơn. Vì đây là 1 bài hát mang tính hình tượng và có rất nhiều sự kiện, sự vật liên quan đến lịch sử Nhật (cụ thể là thời đại Edo) mà tớ phải tra gu gồ mỏi tay + hỏi các sempai thì mới tạm dịch xong.
Nhưng với ai chưa bik thì dù đọc bản dịch có lẽ cũng sẽ cảm thấy khá khó hiểu, câu cú lủng củng nên tớ liệt kê vài chỗ đáng lưu ý trong bài hát, để mọi ng hiểu thêm hơn về bài hát cũng như vài cái hay ho của thời Edo ngày xưa cho những ai quan tâm (ngày xưa mới nghe tớ cứ nghĩ đây là 1 bài hát vớ vẩn cơ đấy)


Temari: tên gọi của các quả cầu rực rỡ được trang trí đủ màu, làm từ sợi, len, vải và có tiếng kêu leng keng của chiếc lục lạc nếu bạn khẽ chạm vào chúng. Temari rất phổ biến ở Nhật và là một loại hình nghệ thuật dân gian được kính trọng trong mọi tầng lớp.

Iseya: Vào thời kỳ Edo, có rất nhiều của hàng và trung tâm thương mại khổng lồ được gọi là Iseya

Inari: vị thần bảo hộ cho các thợ rèn. Chính xác hơn, đây là vị thần của nông nghiệp, công nghiệp, của thịnh vượng và thành công.

Furisode kaji: vụ cháy lớn năm 1657 ở kinh thành Edo, được biết đến với tên gọi “Đại hỏa hoạn Meireki”. Ngọn lửa bắt nguồn từ bếp sưởi của một ngôi nhà nào đó trong thành phố và lan đi nhanh chóng bởi sự góp sức của những đợt gió mạnh mùa đông. Lửa bùng phát vào lúc nửa đêm, kéo dài trong suốt 3 ngày mới được khống chế hoàn toàn, phá hủy 60 đến 70% kinh thành Edo, số người thiệt mạng ước tính khoảng 200.000 người, chiếm phân nửa dân số của thủ đô.

Iroha48:  Iroha là bảng chữ cái gồm 46 chữ của Nhật, lính cứu hoả thời Edo được chia làm 48 nhóm và được gọi chung là đội cứu hoả Iroha 48, theo như tớ suy đoán thì trừ 4 nhóm ko bik lấy tên kiểu gì thì 44 nhóm còn lại đặt tên theo các chữ cái trong bảng chữ cái trên (trừ 2 chữ wo và n k lấy để đặt tên được) nên mới có tên là Iroha48

Matsuo Basho (1644-1694) thiền sư thi sĩ lỗi lạc của thời Edo
Trong bài hát có 1 đoạn dịch ra rất lủng củng "Basho tobikomu mizuno oto" dịch thô là Basho - nhảy vào - âm thanh của nước (quá vô duyên) Và tớ chợt nhớ ra mình có đọc 1 bài thơ của thi sĩ Basho trong SGK văn hồi cấp 3 (thật là may mắn) nói về bước nhảy bất ngờ của con ếch mà tiếng động của nó khi chạm mặt nước ao cũ vang trong thinh lặng của đêm đen như khoảnh khắc đạt đốn ngộ của thiền sư:
Furu ike ya - Trong ao xưa
Kaeru tobikomu - Con ếch nhảy vào
Mizu no oto - Tiếng nước khua
Còn bài hát thì là:                            
Basho tobikomu                              
Mizu no oto                                    
Nên tớ bắt chước bản dịch của bài thơ trên luôn: Bashou nhảy vào - Tiếng nước khua   =)))) Tsunku dám ví Basho với con ếch =)))

Matoi: Matoi là vật dụng đặc thù của mỗi đội lính cứu hỏa thời Edo, chúng được sử dụng để báo hiệu cho các đội cứu hỏa khác đến hỗ trợ đồng thời kêu gọi người dân gần đó sơ tán.Khi tiếp cận được địa điểm xảy ra hỏa hoạn, công việc đầu tiên mà họ phải làm là leo lên mái của ngôi nhà đang cháy và vẫy Matoi.

Otoko Date: Dòng họ Date là dòng dõi tướng quân,  nắm giữ phía bắc Nhật bản (miền Tohoku ) vào cuối thế kỷ 16 và trong thời kỳ Edo. Người nổi tiếng nhất là Date Masamune, người thiết lập sức mạnh cho dòng họ bằng việc báo thù cho cái chết của cha mình và ủng hộ Tokugawa Ieyasu

Ryuudosui: dụng cụ bơm tay mà những lính cứu hoả thời Edo dùng để lấy nước từ thùng gỗ dập tắt lửa.

Senryoubako: hộp gỗ đc dùng vào thời Edo, để trữ koban (tiền đồng Nhật thời xưa)

月に吠えたらおっこちた (Tsuki ni hoetara okkochita)
Câu này mang tính hình tượng, tớ k dịch được, phải nhờ sempai dịch hộ. Okkochita là quá khứ của Okkochiru, tiếng địa phương ở vùng Kantou (Edo nằm ở cùng Kantou) có nghĩa ochiru = rơi, rớt, hoặc say đắm ai đó.
Nên có thể hiểu nôm na câu trên là: Khi tôi hét (sủa) vào trăng, vầng trăng rơi (thật ra vẫn còn lủng củng, sao tớ nghi ngờ câu này là thơ văn gì gì lun quá)

6 nhận xét:

  1. Chưa ngấm được sub bài này lắm =.=
    Nội dung hơi khó hiểu nhỉ =))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cái bài này k có nội dung j cả, nó kiểu như liệt kê danh sách những cái đặc trưng của thời đại Edo thôi

      Xóa
  2. tình là chổ nào cũn đc... có mỗi tên tui là sai! BaDa chứ ko fải Bada = = Hứ! Giận pà akari!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ủa BaDa khác với Bada hả cô =(( ta đâu bik đâu, xưa h ta ghi cô là Bada k ah, gomen :((

      Xóa
  3. nghe có vẻ hấp dẫn =]

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn subteam đã sub PV này :D

    Dù có hơi ko mượt mà lắm nhưng lời kiểu này cũng hay, cung cấp nhiều kiến thức về thời Edo & trận hỏa hoạn Meireki ^^ Ủa nhưng sao hát vể hỏa hoạn mà ko khí vui tươi dữ?

    Cái câu 月に吠えたらおっこちた chắc liên quan gì đến việc chó sủa trăng?

    Thích outfit ;)

    Trả lờiXóa

Lên đầu trang